Benjamin Graham là ai? Những nguyên tắc đầu tư của Benjamin Graham có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu về nhà đầu tư Benjamin Graham trong bài viết sau.
Benjamin Graham và Warren Buffett là 2 huyền thoại trong giới đầu tư mà chắc hẳn mọi người đều đã biết hoặc từng nghe qua. Không chỉ là một nhà đầu tư thông thái, Benjamin Graham được xem là “Bố già” trong lĩnh vực phân tích chứng khoán và đầu tư giá trị.
Là người đi đầu trong chiến lược đầu tư theo giá trị, ông đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ nhà đầu tư sau này. Và Benjamin Graham cũng chính là người thầy và là người có sức ảnh hưởng nhất nhì đến sự nghiệp của huyền thoại Warren Buffett.
Benjamin Graham là ai?
Benjamin Graham sinh ngày 9/5/1894, ông mất ngày 21/9/1976. Ông được sinh ra tại Lon Don (Vương Quốc Anh) nhưng đến 1 tuổi ông theo gia đình di cư sang Mỹ, từ đó ông sống và lớn lên tại New York.

Cha của Benjamin Graham là một nhà buôn đĩa sứ và tượng nhỏ. Cuộc sống lúc nhỏ của ông khá đầy đủ và sung túc. Nhưng biến cố xảy ra vào năm ông 9 tuổi khi cha ông mất.
Benjamin Graham vượt qua những khó khăn đầu đời
Benjamin Graham vượt qua những khó khăn đầu đời khi còn khá nhỏ. Sau khi cha qua đời, gia đình Graham rơi vào khủng hoảng, tài sản của nhà ông gần như mất hết do các khoản đầu tư và vay nợ cổ phiếu.
Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng Graham không vì thế mà chùn bước. Ông nỗ lực học hành và giành được học bổng Đại học Tổng hợp Columbia.
Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp đại học với danh hiệu Á khoa của lớp. Benjamin Graham được mời ở lại trường làm giảng viên các khoa Triết học, Anh văn, Toán học nhưng ông đã từ chối. Sau đó, Graham quyết định tự lập nghiệp tại Phố Wall.
Năm 1914, sau khi vừa tốt nghiệp, Graham được nhận vào làm với vai trò một nhân viên thông tin tại một công ty môi giới ở phố Wall – Newburger, Henderson & Loeb.

Nhờ sự chăm chỉ và khả năng giải quyết vấn đề tài giỏi của mình, ông dần được lãnh đạo tin tưởng và trao cho các trọng trách lớn. Graham nhanh chóng trở thành một nhân sự quan trọng trong công ty.
Tại thời điểm đó, dù còn rất trẻ nhưng Graham đã kiếm được 50.000 USD mỗi năm, một con số ấn tượng lúc bấy giờ.
Năm 1926, Benjamin Graham liên minh cùng với cộng sự của mình là Jerome Newman thành lập nên Quỹ đầu tư Graham Newman Partnership.
Có thể nói đây là một sự hợp tác mang tính cách mạng. Cả 2 người họ đều biết cách áp dụng tối đa các chiến lược, giúp cho khách hàng đem về các khoản đầu tư đạt lợi nhuận lên tới 670% trong vòng 10 năm.
Benjamin Graham và những học trò xuất sắc
Khoảng cuối năm 1928, Benjamin Graham trở về trường cũ của mình và làm giảng viên tại đây. Song hành với việc kinh doanh, ông gắn bó với công việc giảng viên tại đây tới khi nghỉ hưu.
Cũng chính từ công việc này mà Benjamin Graham đã đào tạo biết bao nhà đầu tư nổi tiếng sau này. Trong đó phải kể đến cái tên Warren Buffett, một nhà đầu tư huyền thoại.

Năm 1949, nhà đầu tư huyền thoại tương lai Warren Buffett đã đăng ký vào học tại Đại học Columbia chỉ để được học với Benjamin Graham.
Sau khi tốt nghiệp, Warren Buffett tỏ ý mong muốn được làm việc tại công ty của Benjamin Graham, tuy nhiên ông đã bị từ chối.
Vào năm 1954, Benjamin Graham đã đổi ý và chiêu mộ Warren Buffett về làm tại công ty của mình với mức lương 12.000 USD mỗi năm. Warren Buffett đã làm việc tại đây cho tới năm 1956, khi Graham nghỉ hưu.
Ngoài ra, còn rất nhiều những nhà đầu tư đáng chú ý khác là học trò của ông như: Walter J. Schloss, Irving Kahn, William J. Ruane, Seth Klarman, Bill Ackman,… Họ đều tự coi mình là đệ tử của Benjamin Graham và thường xuyên áp dụng các kỹ thuật đầu tư giá trị và trong chiến lược đầu tư của mình.
3 nguyên tắc đầu tư của Benjamin Graham
Trong suốt sự nghiệp của mình, Benjamin Graham đã để lại nhiều bài học giá trị cho thế hệ sau. Những phương pháp đầu tư của ông được đúc kết lại thành các nguyên tắc rõ ràng.
Nguyên tắc 1: Đầu tư với lợi nhuận an toàn là ưu tiên hàng đầu
Đầu tư với lợi nhuận an toàn chính là nguyên tắc vàng mua chứng khoán với giá giảm đáng kể tới mức giá trị thực. Đầu tư theo nguyên tắc này không chỉ đem đến những cơ hội lãi lớn mà còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ giảm giá trong đầu tư.
Một ví dụ đơn giản, giả sử Benjamin Graham muốn mua một tài sản có giá trị 1 USD nhưng ông sẽ giả giá và mua với giá 0.5 USD.
Theo Benjamin Graham, những tài sản này có thể đáng giá bởi khả năng sinh lời ổn định hoặc đơn giản vì chúng có giá trị thanh khoản.

Đây là một khái niệm mà các nhà đầu tư cần chú ý đến bởi giá trị đầu tư mang đến lợi nhuận khi thị trường không thể tránh khỏi việc tái định giá làm tăng giá cổ phiếu đến mức cần thiết.
Và khi chẳng may thị trường đi xuống, nó cũng giúp bạn giảm bớt những rủi ro không lường trước.
Khoản lợi nhuận an toàn từ việc mua lại một công ty được định giá có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó là điểm đặc trưng trong những thương vụ của Benjamin Graham. Ông đã đánh giá và lựa chọn kỹ lưỡng những cổ phiếu có giá trị thấp này và nhận thấy rằng hiếm khi xuất hiện ở sụt giá thêm nữa ở chúng.
Chính vì vậy nhiều học trò của Benjamin Graham khi thành công với những chiến lược riêng của mình thì họ vẫn giữ cùng quan điểm “lợi nhuận an toàn” của ông.
Nguyên tắc 2: Đương đầu và kiếm lợi nhuận từ việc đối mặt với sự bất ổn
Đối mặt với sự bất ổn dường như đã trở thành một điều không thể tránh khỏi khi tham gia vào thị trường Chứng khoán.
Thay vì bỏ trốn khi thị trường căng thẳng thì những nhà đầu tư thông minh lại chào đón xu hướng suy giảm như một cơ hội đầu tư tuyệt vời.
Benjamin Graham đã minh họa cho điều này bằng cách xây dựng nên hình ảnh một “Ngài thị trường” – Một cộng sự cũng như đối tác kinh doanh trong tưởng tượng của nhà đầu tư.

Mỗi ngày, “Ngài thị trường” sẽ mang đến cho chúng ta một mức giá khác nhau để mua/bán cổ phần kinh doanh. Sẽ có những lúc thị trường bị quá khích viễn cảnh tương lai tươi sáng và đưa ra mức giá cao ngất ngưởng. Nhưng ngược lại, cũng sẽ có những lúc “Ngài thị trường” cảm thấy thất vọng và chán nản bởi tương lại và đưa ra mức giá quá thấp.
Thị trường chứng khoán cũng luôn có những biến đổi thất thường. Bài học ở đây chính là đừng để những quan điểm của “Ngài thị trường” sai khiến. Bạn phải nhớ “Ngài thị trường” là đối tác, không phải người hướng dẫn đầu tư của bạn.
Để đầu tư có lợi nhuận, vào những lúc thị trường biến động thất thường, thay vì sợ hãi thì bạn hãy biến nó trở thành một cơ hội để mua cổ phiếu với giá hời và bán ra với giá cao hơn giá trị thực của nó.
Có 2 chiến thuật mà Graham đưa ra nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ tính bất ổn của thị trường:
1. Sử dụng chiến thuật bình quân giá (DCA)
Bình quân giá hay Dollar-Cost Averaging (CDA) là một chiến lược đầu tư.
Nhà đầu tư sẽ thực hiện chiến thuật CDA bằng cách chia nhỏ số tiền đầu tư thành các phần bằng nhau theo dạng cố định hoặc theo các mức giá bạn muốn. Sau đó theo định kỳ mua cổ phiếu tương đương một giá trị đô la nhất định.
Với chiến thuật này, nhà đầu tư không cần phải quan tâm đến việc mua cổ phiếu với mức giá bao nhiêu và trong thời điểm nào mới thích hợp. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì sự ổn định giá, rất phù hợp với những nhà đầu tư thụ động.
Ví dụ: Thay vì bạn dùng tất cả 10.000 USD để đầu tư vào một giao dịch, bạn sẽ chia ra đầu tư 2.000 USD/tháng trong 5 tháng liên tiếp. Giá trị tài sản bạn mua có thể thay đổi tăng hoặc giảm trong khoảng thời gian này, tuy nhiên số tiền đầu tư hàng tháng của bạn sẽ cố định là 2.000 USD. Điều này sẽ giúp bạn mua được một khoản hời khi giá giảm trong một khoảng thời gian nào đó, hoặc lỗ một chút ít nếu giá tăng. Những rủi ro khi đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều.
2. Đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu
Việc đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu sẽ giúp phân bổ được một danh mục đầu tư cân đối. Dù khi thị trường có rơi vào tình trạng suy thoái thì nhà đầu tư duy trì được thu nhập từ trái phiếu.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ triết lý của Benjamin Graham đó là bảo toàn vốn trước, sau đó mới là tăng trưởng. Mức đầu tư vào trái phiếu mà Graham đề xuất là trong khoảng 25-75%, tùy tình hình thị trường.
Điểm mạnh của chiến lược này là giữ cho nhà đầu tư tránh được những cảm giác bất an, lo sợ dẫn đến sự cám dỗ tham gia vào các thương vụ nhiều rủi ro.
Nguyên tắc 3: Xác định rõ mình thuộc nhà đầu tư nào
Benjamin Graham khuyên rằng, các nhà đầu tư cần xác định rõ cá tính đầu tư riêng của mình. Để dễ hình dung hơn, ông phân biệt những nhóm nhà đầu tư khác nhau tham gia vào thị trường.
Theo Benjamin Graham, sẽ có 2 nhóm nhà đầu tư chính là: nhóm chủ động và nhóm bị động.

Nhóm chủ động hay nhóm tấn công thường là những nhà đầu tư dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và xây dựng một kế hoạch đầu tư kỹ lưỡng. Họ là những người chủ động tìm kiếm cho mình những cơ hội đầu tư có tiềm năng lớn.
Ngược lại, nhóm bị động hay nhóm phòng thủ sẽ gồm những nhà đầu tư không có đủ thời gian và khả năng để nghiên cứu sâu các chiến lược đầu tư. Ở nhóm này, mức lợi nhuận mà họ đạt được sẽ thấp hơn so với nhóm chủ động, tuy nhiên lại không mất nhiều thời gian và công sức.
Không theo qua điểm từ trước tới nay rằng “rủi ro = lợi nhuận”, Benjamin Graham cho rằng “công sức = lợi nhuận”. Công sức bỏ ra càng nhiều thì lợi nhuận thu được càng cao.
Một nhà đầu tư thụ động vẫn có thể đạt được lợi nhuận trung bình nếu họ đầu tư vào một danh mục được lựa chọn tốt. Nhà đầu tư thụ động nên đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu. Có thể hình dung họ giống như đang sở hữu toàn bộ thị trường. Từ đó hưởng lợi từ những khu vực hoạt động tốt mà không cần cố gắng dự đoán trước.
Phân biệt nhà đầu tư và người đầu cơ
Không phải ai tham gia thị trường chứng khoán cũng gọi là nhà đầu tư. Có sự khác nhau hoàn toàn giữa những nhà đầu tư và nhà đầu cơ chứng khoán.
Hiểu đơn giản: một nhà đầu tư sẽ coi việc đầu tư cổ phiếu là một phần của công việc kinh doanh. Người nắm giữ cổ phiếu chính là người chủ của công việc kinh doanh đó. Còn một nhà đầu cơ thì lại chỉ coi đầu tư giống như một trò chơi kiếm ra tiền. Đối với nhà đầu cơ, giá trị của cổ phiếu được xác định bởi giá do người bán đưa ra tại thời điểm bán.
Với Benjamin Graham, dù là nhà đầu cơ hay nhà đầu tư đều có thế mạnh riêng. Việc của bạn chỉ là xác định chắc chắn xem mình sẽ làm tốt ở loại nào.
Những cuốn sách hay nhất của nhà đầu tư thông minh Benjamin Graham
Bên cạnh việc đầu tư, Benjamin Graham còn rất quan tâm đến việc viết sách về đầu tư. Rất nhiều những triết lý, chiến lược đầu tư đã được Benjamin Graham chia sẻ lại trong các cuốn sách.
Dưới đây là một số đầu sách hay nhất về triết lý đầu tư của Benjamin Graham.
1. Sách Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham
Có lẽ đây sẽ là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều nhà đầu tư. Nội dung của cuốn sách thể hiện rõ nét những ý tưởng và phương pháp đầu tư giá trị của Benjamin Graham.
Được xem như cha đẻ của đầu tư giá trị, Benjamin Graham đã tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới đầu tư với cuốn sách của mình.
Nhà đầu tư thông minh sẽ là cuốn sách rất cần thiết đối với bất kỳ nhà đầu tư giá trị nào.
2. Sách Phân tích chứng khoán (1934)
Phân tích chứng khoán là cuốn sách đầu tiên mà Benjamin Graham, đồng sáng tác với đồng nghiệp David Dodd.
Được xuất bản hơn 80 năm trở lại đây, nhưng những giá trị mà cuốn sách để lại là không đổi. Những kiến thức, những bài học, những phương pháp đầu tư được đề cập trong cuốn sách vẫn được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng tới tận ngày nay.
Đối với Warren Buffett, “Phân tích chứng khoán” được xem là một tấm bản đồ chỉ đường trong đầu tư” mà ông vẫn thường hay áp dụng.
Tổng kết
Benjamin Graham là bậc thầy tạo ra những huyền thoại, có thể nói đây chính là sự thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp của ông.
Có rất nhiều những triết lý, bài học đầu tư đắt giá mà chúng ta có thể học từ nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại Benjamin Graham.
Chúc các bạn thành công!
Thường xuyên theo dõi các kênh thông tin của chúng mình để cập nhật những kiến thức hay nhất về đầu tư Ngoại hối – Forex nhé:
Youtube: http://bit.ly/forexdangky
Website: https://forex15phut.com
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Forex15phut
Group Facebook: https://bit.ly/fx15group
Group Telegram: https://bit.ly/forex15phut
Leave a Reply