Xây dựng chính sách tiền tệ là việc mà chính phủ và ngân hàng trung ương mỗi quốc gia đều thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh tế.
Ta có thể thấy, các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ luôn song hành với nhau. Do đó, khi nhắc đến chính sách tiền tệ, nhà giao dịch luôn nghĩ ngay tới ngân hàng trung ương.
Mặc dù các ngân hàng trung ương và ngân hàng thế giới có những chính sách và nhiệm vụ không quá khác biệt nhau. Nhưng nhìn chung mỗi tổ chức sẽ có những mục tiêu riêng sao cho phù hợp với nền kinh tế ở quốc gia họ.
Các chính sách tiền tệ được thiết lập nhằm thúc đẩy và duy trì sự ổn định giá cũng như sự tăng trưởng kinh tế. Một số vấn đề mà ngân hàng trung ương tập trung kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu như:
- Lãi suất có ảnh hưởng lớn tới giá trị tiền tệ
- Lạm phát gia tăng
- Nguồn cung tiền
- Yêu cầu dự trữ đối với ngân hàng
- Chiết khấu cho vay đối với các ngân hàng thương mại
Xem thêm Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness
Có những loại chính sách tiền tệ nào
Có 2 loại chính sách tiền tệ gồm chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách này được đặt ra nhằm giảm lượng cung tiền. Khi vấn đề lạm phát trở nên nghiêm trọng thì nền kinh tế cần được chậm lại. Việc cắt giảm lượng cung tiền sẽ giúp cải thiện tình trạng này hơn. Từ đây chính sách tăng lãi suất được đưa ra. Tăng lãi suất sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế với lãi xuất cao.
Lúc này việc vay tiền sẽ khó hơn, lãi suất cao sẽ làm giảm chi tiêu và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp.
Chính sách tiền tệ mở rộng
Ngược lại với thắt chặt, chính sách mở rộng được đưa ra nhằm làm tăng nguồn cung tiền. Khi nền kinh tế suy thoái và lượng thất nghiệp tăng cao. Chính sách này được đưa ra nhằm tăng tổng cầu bằng cách giảm lãi suất và tăng nguồn cung tiền.
Phí vay mượn sẽ giảm xuống nhằm giảm tình trạng thất nghiệp. Đồng thời tăng chi tiêu và đầu tư của các cá nhân, tổ chức.
Mục tiêu duy trì lạm phát của các ngân hàng tung ương thường ở mức 2%. Con số này có thể không được thông báo rộng rãi nhưng các chính sách tiền tệ được thực hiện đều nhằm mục tiêu đưa tình trạng lạm phát về 2%. Lạm phát không hoàn toàn xấu, nếu nó nằm ở mức phù hợp có thể tốt cho nền kinh tế.
Tất cả mọi người đều thích sự ổn định hơn là biến động. Nhà giao dịch thích sự ổn định, ngân hàng trung ương thích sự ổn định, nền kinh tế cũng tích sự ổn định.
Việc biết được mục tiêu đối với lạm phát sẽ giúp trader hiểu được cách thức vận hành của ngân hàng trung ương.
Chu kỳ của chính sách tiền tệ
Lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn nhé.
Những anh em theo dõi đồng USD và diễn biến kinh tế chắc vẫn còn nhớ thời điểm vài năm trước khi FED tăng lãi suất lên 10%.
Một nước đi điên rồ của FED kiến cả thị trường tài chính náo động. Giá dầu tăng kịch trần còn sữa thì đắt như vàng. Với mức giá đấy thì chúng ta phải sống làm sao.
Nhưng thật may vì như đã nói, đây chỉ là một ví dụ. Bạn có đang cố nhớ xem thời điểm FED tăng lãi suất 10% là khi nào không ^-^
Các chính sách tiền tệ sẽ không bao giờ được phép thay đổi lớn như vậy đâu. Như ví dụ trên, bạn có thể thấy đây không phải là việc chỉ ảnh hưởng đến một vài các nhân, nó là cả thị trường tài chính.

Thông thường, lãi suất chỉ thay đổi nhiều nhất là khoảng 0.25% đến 1% trong một lần. Như mình đã nói, tất cả đều muốn sự ổn định và ngân hàng trung ương cũng vậy.
Để sự ổn định được duy trì thì mỗi thay đổi lãi suất đều cần có thời gian. Nó có thể là vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Các nhà giao dịch ngoại hối cũng giống như ngân hàng trung ương vậy, họ cần thu thập và nghiên cứu dữ liệu cho các giao dịch. Chỉ có điều mỗi quyết định đưa ra sẽ khác nhau. Những quyết định mà ngân hàng trung ương đưa ra sẽ tác động lên cả nền kinh tế chứ không phải một lệnh giao dịch như nhà đầu tư.
Tổng kết
Chính sách tiền tệ là một phần mà trader cần lưu ý. Việc hiểu và nắm rõ những vấn đề liên quan đến nền kinh tế thị trường sẽ giúp trader phân tích thị trường tốt hơn.
Việc tăng hay giảm lãi suất đều gây ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà giao dịch thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi này nhanh hơn so với người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Thời gian chậm trễ này chính là thời gian để chính sách tiền tệ tạo ra hiệu quả đối với nền kinh tế. Nó có thể là một năm hoặc vài năm.
- Nếu bạn chưa có tài khoản Forex có thể tham khảo sàn uy tín ICMarkets nhé:
Theo dõi các kênh thông tin của bên mình để học những kiến thứuc hay nhất về đầu tư Forex nhé:
Youtube: http://bit.ly/forexdangky
Website: https://forex15phut.com
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Forex15phut
Group Facebook: https://bit.ly/fx15group
Group Telegram: https://bit.ly/forex15phut
Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!
Leave a Reply