phân tích kỹ thuật forex là gì

Phân Tích Kỹ Thuật Forex

by

Phân tích kỹ thuật Forex hay phân tích kỹ thuật nói chung là một khái niệm chúng ta cần hiểu rõ khi tham gia giao dịch tài chính. Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu về Phân tích kỹ thuật Forex là gìý nghĩa của phân tích kỹ thuật nhé.

Trước khi bắt đầu học phân tích kỹ thuật Forex, anh em hãy tham gia vào Group hỗ trợ của bên mình trước để được giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ trong quá trình mở tài khoản và giao dịch Forex:

Phân tích kỹ thuật Forex là gì?

Ta có thể hiểu, phân tích kỹ thuật là chiến lược phân tích của nhà đầu tư. Nó được thực hiện nhằm nhận định xu hướng thị trường dựa trên các chỉ báo kỹ thuật và kỹ năng phân tích.

Phân tích kỹ thuật Forex là gì?
Phân tích kỹ thuật Forex là gì?

Việc phân tích kỹ thuật Forex trên lý thuyết là nghiên cứu về sự chuyển động giá của tài sản. Trader sẽ dựa vào các phân tích và xem xu hướng biến động giá theo chiều tăng hay giảm, từ đó đưa ra các quyết định buy hay sell để có được lợi nhuận.

Xem thêm Các thuật ngữ Forex phải biết

Ý nghĩa của của phân tích kỹ thuật trong Forex

Trong giao dịch Forex, phân tích kỹ thuật luôn giữ một vai trò quan trọng. Nhờ phân tích kỹ thuật mà nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thị trường. Từ đó có những quyết định sáng suốt hơn, cơ hội có lợi nhuận cao hơn.

Phân tích kỹ thuật cung cấp các thông tin quan trọng: 

Giá cả và cán cân cung – cầu là yếu tố quyết định đến sự thành công của một giao dịch. Các thông tin này thì chỉ có được khi nhà đầu tư tiến hành phân tích kỹ thuật. Ví dụ như khi phân tích một biểu đồ giá bạn sẽ thu được các thông tin như:

  • Sự ổn định của giá cả trong quá khứ và thời điểm hiện tại
  • Giá trị của hàng hóa, cổ phiếu hay các cặp tỷ giá,.. so với tổng giá trị thị trường
  • Biến động giá của thị trường sau những các sự kiện lớn
  • Lịch sử của các khối lượng giao dịch trước đây

Tất cả những thông tin này sẽ giúp bạn biết được thời điểm mua và bán, ngưỡng kháng cự, ngưỡng hỗ trợ. Từ đây giúp bạn đưa ra được quyết định đầu tư vào tài sản đó hay không.

Phân tích kỹ thuật giúp xác định được các vị trí quan trọng trong giao dịch

Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư xác định được chính xác thời điểm vào lệnh để mua hoặc bán có lợi nhuận cao nhất. Đồng thời nhà đầu tư cũng nắm được nhu cầu cung – cầu trên thị trường, điểm phá vỡ để đưa ra quyết định hoàn hảo nhất. 

Phân tích kỹ thuật còn giúp nhà đầu tư xác định được điểm nên đặt dừng lỗ và chốt lời.

Các bước cần xác định để phân tích kỹ thuật

Đối với những trader mới, để có thể áp dụng phân tích kỹ thuật đơn giản nhất, bạn cần xác định được:

  • Xác định rõ chiến lược, mục tiêu của bản thân. Lựa chọn ra mảng giao dịch cảm thấy phù hợp và tự tin nhất
  • Xác định sản phẩm muốn giao dịch
  • Chọn một sàn Forex uy tín để mở tài khoản
  • Thiết lập lệnh giao dịch dựa trên xác định xu hướng của thị trường để
  • Chuẩn bị tâm lý tốt

Để có thể tiến hành phân tích kỹ thuật, bạn cần hiểu rõ về các chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến, mô hình biểu đồ. Sau khi nắm được những kiến thức căn bản, bạn sẽ sâu hơn về các chiến thuật kết hợp chỉ báo, chiến thuật kết hợp mô hình,…

Chỉ khi nắm rõ các chỉ báo kỹ thuật và mô hình giao dịch thì bạn mới có thể tìm ra các tín hiệu thắng và giao dịch thành công.

Xem hướng dẫn mở tài khoản ICMarkets chi tiết tại đây

Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness

Hướng dẫn mở tài khoản sàn Etoro

Một số chỉ báo thông dụng trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật, xu hướng và biểu đồ là 3 công cụ quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về chỉ báo, một trong những công cụ không thể thiếu khi phân tích kỹ thuật Forex.

Chỉ báo kỹ thuật được tính toán tự động và cung cấp miễn phí trên các nền tảng giao dịch. Có nhiệm vụ giúp trader cập nhật thông tin một cách nhanh chóng. Có 4 nhóm chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất gồm:

  • Chỉ báo xu hướng
  • Động lượng
  • Biến động
  • Chỉ báo khối lượng

1. Chỉ báo xu hướng

Đường trung bình động (Moving Avengers – MA)

Đường trung bình động là đường thể hiện xu hướng giá theo xu hướng tăng hay giảm. Điều này có tác dụng tương đối chứ không chính xác hoàn toàn, đường MA sẽ dự báo sự hình thành của xu hướng thị trường.  Đường trung bình động được tính tại giá đóng cửa của một khoảng thời gian xác định.

Ichimoku kinko Hyo

Đây là một chỉ báo giúp nhà đầu tư xác định được vị trí của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự đồng thời xác định xu hướng thị trường.

Chỉ báo Ichimoku kinko Hyo
Chỉ báo Ichimoku kinko Hyo

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

Đường MACD được hình thành dựa vào hai đường trung bình động đó là MACD và đường kính hiệu trên một biểu đồ. Chỉ báo này được dùng để quan sát sự biến động về động lượng, thời gian và hướng về hành động giá. Đường MACD giúp cảnh báo thay đổi về hướng và sức mạnh của nó.

Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD

Chỉ số định hướng trung bình (Directional Avenger – ADX)

Trader sẽ xác định xu hướng thị trường và đưa ra kết luận có nên tham gia giao dịch không.

2. Động lượng

 Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

RSI là một chỉ báo về biến động giá thường được dùng để xác định mức độ mạnh hay là yếu của một tài sản so với chính nó trong một chu kì xác định. RSI còn được dùng để xác định tín hiệu giao dịch và dùng kèm với các chỉ bảo khác khi phân tích

 Chỉ báo này được biểu diễn dưới dạng dao động có số từ 0 đến 100.

Dao động ngẫu nhiên (SO)

SO so sánh giá đóng cửa với một phạm vi giá của một tài sản trong một thời điểm xác định. Thường sẽ dùng để nhận ra tài sản đang ở trong mức quá mua hay quả bán trên thị trường. Đồng thời dùng để báo cáo sự phân kỳ tạo chiều của giá. 

Dao động ngẫu nhiên (SO)
Dao động ngẫu nhiên (SO)

Chỉ báo dao động từ 0 đến 100. SO trên 80 thể hiện tài sản đang quá mua và dưới 20 là tài sản đang quá bán.

Phạm vi phần trăm Williams (%R)

Dao động %R giúp cho nhà đầu tư nhận ra khi nào một tài sản có thể bị quá mức mua hoặc quá mức bán.

3. Biến động

Chỉ báo vi phạm dao động thực ATR

Đây là chỉ báo được dùng để đo lường về sự biến động trên thị trường. Giúp xác định thời điểm vào và thoát theo những biến động giá.

Bollinger (Bollinger Band – BB)

Dải Bollinger thường được dùng kết hợp với chỉ báo MACD và RSI để phân tích được những tín hiệu rõ ràng hơn.

Bollinger Band - Phân tích kỹ thuật forex
Bollinger Band – Phân tích kỹ thuật forex

Độ lệch chuẩn (SD)

SD là chỉ báo dùng để đo sự chênh lệch giá so với đường trung bình di động nhằm tìm được thời điểm vào lệnh thích hợp.

4. Chỉ báo khối lượng

Đường tích lũy/phân phối (A/D)

Chỉ báo này được trader sử dụng nhằm xác định xem tài sản giao dịch đang được tích lũy hay phân phối. Đường A/D thể hiện được xu hướng giá tăng hay giảm, các dấu hiệu phân kỳ và đảo chiều giá.

Chỉ số dòng tiền (MFI)

Cung cấp thông tin về tài sản có đang ở mức quá mua hay quá bán không. Chỉ báo MFI dao động từ 0 đến 100. Thông thường khi MFI thấp trader sẽ có xu hướng mua vào và khi MFI các sẽ có xu hướng bán ra.

Tổng kết

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp hiệu quả và rất quan trọng trong giao dịch Forex. Một trader nắm rõ việc sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ có rất nhiều ưu thế trong quá trình giao dịch. Những trader này cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuận trên thị trường hơn.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ một điều rằng các chỉ báo và phân tích không thể hoàn hảo 100%. Đây chính là lý do mà bạn cần có kinh nghiệm và biết cách kết hợp nhiều loại chỉ báo khác nhau.

Mong rằng qua bài viết này đã giúp anh em hiểu rõ phân tích kỹ thuật Forex là gì? Ý nghĩa cũng như các công cụ phân tích kỹ thuật forex.

Nếu còn gì thắc mắc thì hãy để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với Forex15phut để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Youtube: http://bit.ly/forexdangky

Website: https://forex15phut.com

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Forex15phut

Group Facebook: https://bit.ly/fx15group

Group Telegram: https://bit.ly/forex15phut

Chúc anh em giao dịch thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *