Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là gì? Tìm hiểu về sóng Elliott trong 5 phút

by

Bên cạnh lý thuyết Dow, sóng Elliott cũng là một trong những công cụ giúp đi sâu và phân tích cự thể cấu trúc chu kỳ của xu hướng giá. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ Sóng Elliott là gì? Cấu trúc, tính chất và cấp độ của mô hình sóng Elliott.

Cùng theo dõi bài viết nhé.

Lý thuyết sóng Elliott là gì?

Lý thuyết sóng Elliott được đặt theo tên của Ralph Nelson Elliott. Ông là một nhà kế toán viên chuyên nghiệp đồng thời là một tác giả người Mỹ.

Với kinh nghiệm phân tích dữ liệu chứng khoán nhiều năm, Elliott đưa ra kết luận rằng sự chuyển động của thị trường chứng khoán có thể được dự đoán thông qua quan sát và xác định mô hình sóng lặp đi lặp lại.

Sau này, mô hình sóng được áp dụng rộng rãi trong các thị trường tài chính khác. Dù không phải là một chỉ báo kỹ thuật hay một phương pháp giao dịch cụ thể nhưng sóng Elliott vẫn được trader yêu thích sử dụng.

Sóng Elliott là gì
Sóng Elliott là gì

Lý thuyết sóng Elliott ra đời dựa trên quan điểm kết quả của sự mô tả chi tiết và hành vi cư xử của đám đông. Tâm lý và hành vi của đám đông diễn ra một cách tự nhiên. Có lúc hưng phấn, có lúc bi quan và những chuyển động của giá cũng tuân theo những chu kỳ tương tương tự, có lúc tăng lúc giảm.

Những chu kỳ tăng giảm được xác định bởi các mô hình riêng biệt và lặp đi lặp lại, nó được Ralph Nelson Elliott gọi là các sóng.

Cấu trúc cơ bản của mô hình

Một chu kỳ sóng Elliott cơ bản và hoàn chỉnh gồm co 8 sóng và 2 pha. Mô hình sóng theo dạng 3-5, trong đó pha đầu có 5 di chuyển theo xu hướng chính và được đánh dấu theo các số từ 1 đến 5. Pha thứ 2 là quá trình điều chỉnh, thường sẽ là mô hình 3 sóng hoặc 5 sóng và được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C (D, E).

Cấu trúc mô hình sóng Elliott
Cấu trúc mô hình sóng Elliott

Trong mô hình, sóng động lực và sóng điều chỉnh luôn xen kẽ nhau trong mọi cấp độ của xu hướng và trong mọi quy mô thời gian.

Một sóng động lực (Impulse wave) bao gồm 5 sóng nhỏ. Trong đó có 3 sóng đẩy theo xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh ngược xu hướng chính.

Để trở thành một sóng động lực phải thỏa mãn một vài nguyên tắc như:

  • Sóng 2 không được điều chỉnh về sâu hơn điểm bắt đầu của sóng 1. Các đáy sau cao hơn đáy trước (đối với xu hướng tăng) và các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (với xu hướng giảm).
  • Trong 3 sóng 1, 3, và 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất
  • Sóng 4 không vi phạm vào khu vực giá của sóng 1 (tức là không vượt qua điểm cuối cùng của sóng 1).

Một sóng Elliott điều chỉnh (Corrective wave) thường gồm 3 sóng nhỏ (có thể hơn 3 sóng nhưng không được nhiều hơn 5 sóng). Trong đó có 2 sóng điều chỉnh ngược xu hướng chính và 1 sóng đẩy theo xu hướng chính.

Hiện tượng “sóng trong sóng” của lý thuyết sóng Elliott

Nhìn vào hình dưới bạn sẽ thấy cấu trúc hình thành hiện tượng “sóng trong sóng” của lý thuyết sóng Elliott.

Hiện tượng sóng trong sóng
Hiện tượng sóng trong sóng

Mắt xích đầu tiên là mô hình sóng động lực kết thúc tại đỉnh 1 (sóng 1). Từ mô hình này ta thấy rằng dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn theo hướng đi lên. Từ đây cũng báo hiệu sự khơi đầu của mắt xích điều chỉnh 3 sóng (sóng 2). Tiếp theo các sóng 3, sóng 4, sóng 5 hoàn thành mắt xích sóng động lực lớn hơn sóng (1).

Cấu trúc sóng động lực của sóng 1 cho thấy dao động giá thuộc cấp độ lớn hơn là sóng (1) theo chiều đi lên. Quá trình điều chỉnh là sóng (2), theo sau là sóng (3), sóng (4) sóng (5) sẽ hoàn thành mắt xích sóng động lực của cấp độ sóng lớn hơn nữa là sóng [1].

Quá trình điều chỉnh 3 sóng ở cùng cấp độ sóng xảy ra là sóng [2]. Cứ thế phát triển lên và hoàn thành toàn bộ quá trình.

Các cấp độ sóng Elliott

Cấp độ sóng Elliott là thuật ngữ để xác định các chu kỳ thời gian, giúp nhà phân tích xác định được vị trí của sóng.

Có 9 cấp độ sóng gồm:

  1. Grand super cycle ̣̣(một chu kỳ siêu lớn kéo dài cả thế kỷ)
  2. Super cycle (chu kỳ lớn kéo dài vài thấp kỷ)
  3. Cycle (chu kỳ kéo dài từ một năm đến vài năm)
  4. Primary (từ vài tháng đến 1, 2 năm)
  5. Intermediate (kéo dài trong vài tháng)
  6. Minor (kéo dài trong vài tuần)
  7. Minute (kéo dài trong vài ngày)
  8. Minuette (kéo dài trong vài giờ)
  9. Subminuette (chỉ kéo dài trong vài phút)

11 mô hình sóng và ký hiệu

1. Mô hình Impulse (ký hiệu IM)

2. Mô hình Leading Diagonal Triangle (ký hiệu LD)

3. Ending Diagonal Triangle (ký hiệu ED)

4. Mô hình Zigzag (ký hiệu ZZ)

5. Mô hình Double Zigzag (ký hiệu DZ)

6. Triple Zigzag (ký hiệu TZ)

7. Mô hình Flat (ký hiệu FL)

8. Mô hình Double Three (ký hiệu D3)

9. Triple Three (ký hiệu T3)

10. Mô hình Contracting Triangle (ký hiệu CT)

11. Mô hình Extending Triangle (ký hiệu ET)

Tổng kết

Lý thuyết Sóng Elliott không phải là một chỉ báo kỹ thuật nên sẽ không có nguyên tắc cụ thể nào cho việc tìm điểm vào hay thoát lệnh. Việc dự đoán cấu trúc sóng cũng rất khó bỏi nó có quá nhiều biến thể khác nhau.

Tuy nhiên, Lý thuyết Sóng Elliott vẫn được nhiều Trader ưu chuộng sử dụng và kết hợp với nhiều công cụ phân tích khác như Fibonacci để xác định hướng di chuyển tiếp theo của thị trường.

Chúc các bạn giao dịch thành công.

Theo dõi các kênh thông tin của mình để học những kiến thức hay về đầu tư Forex nhé:

Youtube: http://bit.ly/forexdangky

Website: https://forex15phut.com

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Forex15phut

Group Facebook: https://bit.ly/fx15group

Group Telegram: https://bit.ly/forex15phut

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *